BLOGS
MEDICARE vs MEDI-CAL
- Phần A được miễn phí nếu quý vị đi làm và đóng thuế trên 40 quý. Đây là phần giúp quý vị chi trả cho các chi phí khi nằm bệnh viện.
- Phần B quý vị sẽ đóng lệ phí hàng tháng. Phần này giúp chi trả các chi phí cho việc chữa bệnh như emergency, lab, bác sĩ, y tá…
- Phần D quý vị cũng sẽ phải đóng tiền và đây là phần giúp quý vị chi trả các chi phí thuốc men.
BẢO HIỂM MEDICARE - PART A
· Việc chăm sóc bệnh nhân nội trú trong bệnh viện
· Các cơ sở điều dưỡng chuyên môn
· Chăm sóc dài hạn trong bệnh viện.
· Chăm sóc lúc lâm chung.
· Chăm sóc sức khỏe tại gia.
1. Chữa trị nội trú trong bệnh viện:
· Phòng bệnh, thường là phòng giường
· Các bữa ăn
· Y tá chăm sóc
· Các loại thuốc cần thiết cho việc điều trị tại bệnh viện.
· Các dịch vụ của bệnh viện và những đồ dùng cần thiết.
Những chi phí này sẽ được chi trả khi quý vị được điều trị tại:
· Bệnh viện lớn
· Bệnh viện nhỏ ở vùng quê, thường có ít hơn 25 giường bệnh
· Vật lý trị liệu tại bệnh viện
· Chăm sóc dài hạn trong bệnh viện.
. Điều trị theo các phương pháp chữa trị thử nghiệm
. Điều trị tâm thần trong bệnh viện.
Và quý vị nên nhớ là có một vài chi phí sẽ không được Medicare trả như là: yêu cầu có 1 phòng riêng (trừ khi bác sĩ cho là cần thiết), y tá chăm sóc riêng, đồ dùng cá nhân..
Điều kiện được chi trả?
Tất cả những người có Part A và có những điều sau:
· Một bác sĩ chính thức yêu cầu quý vị phải ở trong bệnh viện từ 2 đêm trở lên và được nhận vào bệnh viện.
· Bệnh của quý vị chỉ có thể chữa trị tại bệnh viện.
· Bệnh viện đó nhận bảo hiểm Medicare.
· Bệnh viện chấp nhận số ngày quý vị cần ở.
Tại sao lại có nhiều rắc rối như vậy? Đó là vì chi phí cho bệnh viện rất đắc đỏ. Một ngày nằm bệnh viện chi phí có thể lên cả chục ngàn đô. Quý vị sẽ rất ngạc nhiên khi biết có người vào bệnh viện mổ cắt vú vì bị ung thư mà chỉ nằm có 1 -2 ngày. Và nên nhớ, nếu không nằm quá 2 đêm, thì Part A sẽ không trả, vậy thì ai sẽ trả? Đừng lo, lúc đó Part B hoặc các bảo hiểm khác như bảo hiểm chỗ làm hay MediCal sẽ nhảy vào trả.
Chi phí bệnh nhân phải trả
- $1,340 đầu tiên (deductible)
- Days 1–60: $0 không cần trả, sau khi đã trả deductible
- Days 61–90: $335 mỗi ngày
- Days 91 and beyond: $670 coinsurance mỗi ngày trong 60 ngày tiếp theo và 60 ngày này quý vị chỉ được dùng trong cả đời của mình. Ví dụ trong năm 2018 quý vị đã nằm viện 90 ngày rồi, sau đó phải cần vào bệnh viện thêm 60 ngày nữa thì sang năm 2019, quý vị nằm viện quá 90 ngày thì quý vị sẽ phải chịu tất cả chi phí bệnh viện.
- Vượt quá hạn mức life time: phải trả hết.
Tới đây sẽ có người thắc mắc, lỡ tôi nằm quá số ngày Medicare cho phép thì sao đây? À, khi đó các chương trình quý vị có như Medicare Advantage hay Medigap sẽ nhảy vô trả tiếp cho 365 ngày nữa. Vậy nếu vượt quá số đó thì sao? Nói thật thì ai nằm bệnh viện mà quá 365 ngày thì chắc không sống nổi nữa rồi phải không quý vị. Thành ra không cần phải lo lắng.
Lưu ý:
- Phần copayment điều trị ngoại trú không thể cao hơn phần deductible, nhưng tổng cộng phần copayment có thể cao hơn phần deductible.
- Bác sĩ hay y tá có thể đề nghị quý vị dùng những dịch vụ nhiều hơn hoặc nằm ngoài phần bao trả của Medicare, vì vậy khi bác sĩ yêu cầu dịch vụ gì, quý vị nên hỏi xem Medicare có chi trả phần đó hay không, tránh tình trạng mình phải bỏ tiền túi 100% cho các dịch vụ đó.
Sau khi nằm được chữa trị tích cực tại bệnh viện, thì bệnh nhân sẽ được chuyển qua viện điều dưỡng để dưỡng thương và chăm sóc y tế cho tới khi có thể về nhà. Medicare Part A sẽ chi trả các chi phí sau:
- Giường nằm, phòng 2 người.
- Các bữa ăn.
- Y tá chăm sóc
- Vật lý trị liệu
- Tập nói, tập nuốt (nếu cần thiết)
- Tập giao tiếp xã hội
- Thuốc men
- Thiết bị trợ giúp y tế như: gậy chống, xe đẩy dùng trong viện.
- Xe cứu thương
- Tư vấn về ăn uống.
Lưu ý: Quý vị chỉ được Medicare Part A trả cho chi phí này nếu với điều kiện quý vị phải được điều trị nội trú trong bệnh viện ít nhất 3 ngày.
Chi phí bệnh nhân phải trả:
- Ngày 1 – 20: $0
- Ngày 21-100: Copay $167.5 cho mỗi ngày.
- Ngày 101 trở đi: bệnh nhân chịu 100%
Có một vài lưu ý về cách tính ngày được chi trả, nhưng vì bài quá dài nên tôi lược bớt.
Part A còn trả cho
- Long Term Care : Chăm sóc dài hạn
- Hospice Care & Respite Care: Chăm sóc cuối đời
- Home Health Care: Chăm sóc tại gia.
BẢO HIỂM MEDICARE - PART B
MEDICARE TỔ HỢP - PART C
Khi quý vị tham gia vào chương HMO thì quý vị sẽ được nhận tất cả mọi quyền lợi của phần A và phần B.
Tức là được bao trả khi nằm nhà thương và chi phí bác sĩ. Ngoài ra quý vị còn có thêm bảo hiểm phần D, tức là phần thuốc. Hầu hết các chương trình Medicare advantage ở Orange County đều có $0 copay cho nhà thương và bác sĩ. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ quý vị phải trả copay ví dụ như nursing home, emergency, vân vân.
Đó là những quyền lợi chính, bên cạnh đó còn có các quyền lợi thêm của Medicare Advantage mà Medicare nguyên thủy không có.
Quyền lợi đầu tiên là quyền lợi cho quý vị nào bị các bệnh mãn tính tương đối nặng như tiểu đường, cao máu, suy tim, cao cholesterol. Khi quý vị tham gia vào một số chương trình Medicare advantage thì quý vị sẽ được một bác sĩ đến tận nhà khám cho quý vị lần đầu tiên. Sau đó họ sẽ thiết lập một hệ thống để theo dõi bệnh của quý vị từ xa như việc quý vị có đi lấy thuốc thường xuyên không, có cần các thiết bị theo dõi tại gia hay không? Để tránh cho quý vị bị nặng hơn phải vào bệnh viện.
Quý vị nào ở một mình, có thể được cấp một hệ thống Personal Emergency Response System, tức là họ gắn một cái máy tại nhà, down load apps vô điện thoại, và một cái nút đeo trên cổ, lỡ may bị té, lên cơn đau tim không ai bên cạnh thì bấm nút đó sẽ có người tới giúp.
Quyền lợi tiếp theo là bác sĩ khám bệnh qua video, quý vị chỉ cần down load app vào điện thoại, khi cần có thể gọi để được bác sĩ khám qua video và gửi đơn thuốc ngay lập tức vào pharmacy gần nhà.
Quyền lợi về răng, nhiều chương trình bao gồm phần răng miễn phí, một số plan phải trả thêm tiền. Thường họ cho khám, clean răng mỗi sáu tháng. Những dịch vụ khác như trám, trồng răng giả, lấy gân máu phải có copay hoặc không trả copay. Muốn biết gọi văn phòng.
Mắt, khám miễn phí, không cần bs gia đình. Cho mắt kiếng từ $70 tới $250.
Tiền mua Over The Counter, tùy hãng, từ $20-$35 mỗi tháng.
Cho tiền thưởng nếu quý vị đi khám sức khỏe định kỳ, khám truy tầm các bệnh ung thư, tùy hãng từ $10 tới $50 cho mỗi lần khám.
Tiền đi chợ, quý vị nào bị bệnh mãn tính như hen suyễn, suy tim, tiểu đường, vân vân, có thể sẽ được cho thêm $10 tới $20 để mua đồ ăn, đồ xài.
- Đi tập thể dục, đi châm cứu
- Đưa đón đi bác sĩ
- Chăm sóc tại nhà sau khi từ nhà thương về. Nấu ăn dọn dẹp nhà cửa.
Medicare Advantage có rất nhiều quyền lợi, nếu quý vị muốn biết chi tiết, xin gọi cho văn phòng Best Care 714-888-5050 chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ giúp quý vị chon một chương trình hợp ý nhất.
COVERED CALIFORNIA - OBAMACARE IN CALIFORNIA
- Bạn ra trường và không còn bảo hiểm của trường.
- Bạn được 26 tuổi và không thể có chung với bảo hiểm của bố mẹ.
- Bạn được 19 tuổi và không thể ở trong một chương trình bảo hiểm dành cho trẻ em.
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
Để giúp quý vị lựa chọn chương trình bảo hiểm phù hợp nhất cho gia đình của mình, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định nghĩa của những quyền lợi bảo hiểm y tế căn bản nhất.
Đầu tiên chúng ta nói về Maximum Coverage, là giới hạn chi trả cao nhất mà hãng bảo hiểm trả cho chi phí y tế cho quý vị trong một năm. Khác với bảo hiểm xe, hiện nay các chương trình bảo hiểm y tế dành cho người dân Hoa kỳ không có giới hạn mức chi trả cho các chi phí y tế cần thiết.
Deductible: Là số tiền mà quý vị cần phải trả ra trước cho các chi phí y tế trước khi hãng bảo hiểm giúp quý vị chi trả.
Coinsurance: là phần trăm chi phí quý vị phải phụ trả với hãng bảo hiểm sau khi quý vị đã trả xong deductible.
Copay: là chi phí cố định quý vị phải chi trả cho các dịch vụ y tế đã được liệt kê, thông thường copay không được tính vào deductible ví dụ như trả cho bác sĩ gia đình, trả cho dịch vụ thử máu… Quý vị nên lưu ý phần copay được tính là sau hay trước dedutible, vì nếu copay sau dedutible nghĩa là quý vị phải trả phần dedutible trước rồi mới được trả theo phần copay.
Maxium Out of pocket: là mức giới hạn cao nhất mà quý vị phải trả cho các chi phí y tế trong một năm của mình, sau mức này hãng bảo hiểm sẽ trả 100%.
Ví dụ trường hợp anh An:
Anh An có chương trình bảo hiểm Silver 70 HMO
Copay bac sĩ gia đình: $40
Deductible: $2500
Coinsurance: 20%
Maxium out of pocket: $7500
Anh An sốt đến gặp bs gia đình, anh đóng $40 copay. Sau đó bs bảo anh bị viêm phổi cấp tính phải vào nhà thương điều trị. Bill của bệnh viện gửi về cho 7 ngày nằm bệnh viện là $50,000
Anh An phải trả: $2,500 tiền deductible. Sau đó thay vì phải trả 20% số tiền còn lại là $9500 thì anh chỉ trả thêm $5000 cho đủ số tiền Out of pocket là $7500 mà thôi.
Mỗi plan bảo hiểm có mức Dedutible và Maxium out of Pocket khác nhau, vì thế phải tùy theo nhu cầu chữa trị mà chọn plan cho phù hợp.
Ví dụ: chị Hồng có thai, sẽ sinh em bé trong năm nay, chị nên chọn plan Platium thay vì chọn plan Silver.
Vì chọn plan Platium thì không có dedutible, nếu chị đi sanh bình thường thì ở nhà thương một đêm thì chị chỉ trả đúng $250 tiền copay.
Nếu chọn Silver: chị phải trả tiền deductible là $2500 trước, sau đó nếu một ca sinh thường tốn $10,000 thì chị phải trả thêm 20% của $7,500 là $1,500 nữa thì tổng cộng là $4,000. Trong khi chênh lệch về bảo phí khoảng $200 một tháng. Sau khi sinh em bé xong, chị Hồng có thể thay đổi plan khác có bảo phí rẻ hơn.
Mỗi gia đình có nhu cầu bảo hiểm khác nhau, nếu quý vị cần được tư vấn cặn kẽ, xin mời quý vị gọi đến văn phòng Best Care 714-888-5050
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HMO & PPO
2 chương trình bảo hiểm phổ biến nhất trong hệ thống bảo hiểm y tế của Hoa Kỳ là PPO và HMO. Nhưng sự khác biệt của 2 chương trình này là gì?
HMO là chữ viết tắt của cụm từ Health Maintenance Organization.
Khi quý vị tham gia vào trong một chương trình HMO, quý vị cần có 1 bác sĩ gia đình. Và người bác sĩ gia đình này sẽ nằm trong 1 tổ hợp. Khi quý vị bị bệnh, người đầu tiên quý vị cần gặp là bác sĩ gia đình, nếu bệnh của quý vị không thể chữa trị bởi người bác sĩ gia đình, thì bác sĩ gia đình sẽ xin phép hãng bảo hiểm để quý vị đến gặp bác sĩ chuyên khoa, cũng nằm chung trong 1 tổ hợp đó.
Nếu bệnh của quý vị cần được chữa trị ở bệnh viện, thì bệnh viện cũng phải nằm chung trong tổ hợp của bác sĩ gia đình mà quý vị đã chọn. Vì vậy, trước khi chọn một tổ hợp y tế, quý vị phải biết chắc rằng bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa của quý vị và bệnh viện mà quý vị muốn đến phải nằm chung một tổ hợp.
Nếu quý vị được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa hay bệnh viện không nằm trong một tổ hợp mà quý vị đã chọn, thì quý vị sẽ phải trả 100% chi phí chữa trị vì bảo hiểm HMO không chi trả out of network. Thông thường, một tổ hợp y tế sẽ có tất cả các bác sĩ chuyên khoa chữa các loại bệnh. Nếu tổ hợp của quý vị không có bác sĩ chuyên khoa chữa loại bệnh của quý vị, thì quý vị có quyền yêu cầu hãng bảo hiểm cho quý vị đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngoài tổ hợp. Thông thường thì phạm vi hoạt động của một tổ hợp là một county.
PPO là chữ viết tắt của chữ Preferred providers organization.
Khi quý vị tham gia vào một chương trình PPO quý vị không cần có bác sĩ gia đình, quý vị đi gặp bs chuyên khoa cũng không cần sự giới thiệu của bs gia đình. Vì vậy việc tiếp cận điều trị chuyên khoa của quý vị cũng nhanh chóng hơn.
PPO có hệ thống bác sĩ và bệnh viện rộng lớn hơn rất nhiều so với HMO, thông thường HMO chỉ trong phạm vi một county, thì PPO có phạm vi là một tiểu bang. Lưu ý là từ năm 2019 không có hãng nào offer phạm vi toàn nước Mỹ nữa. Tuy PPO có phạm vi rộng lớn, nhưng vẫn phải lưu ý là họ cũng có in network and out network. Khi được khám chữa bệnh quý vị nên hỏi xem bác sĩ hay bệnh viện chữa cho quý vị là in hay out network để biết chi phí quý vị phải chi trả là bao nhiêu, vì out network phải trả tiền cao hơn in network.
Có một điểm chung giữa HMO và PPO là cả hai chương trình đều chi trả cho các trường hợp emergency trên toàn nước Mỹ, ngoại trừ Hawaii.
Trên đây là cách phân biệt căn bản giữa HMO và PPO, nếu quý vị cần một văn phòng bảo hiểu giải thích cặn kẽ giúp quý vị chọn đúng chương trình bảo hiểm, thì xin mời quý vị gọi cho Văn phòng Best Care 714-888-5050.